Chuyển đến nội dung chính

THÚC ĐẨY TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở TRẺ EM

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ em rất cần có trong tương lai.Thế giới hiện đại ngày một thay đổi nhanh chóng, mỗi đứa trẻ cần phải được phát huy trí sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày chứ không chỉ đơn thuần lặp lại thói quen của mọi người xung quanh. Chúng cần có khả năng tự nhìn nhận, đánh giá các sự việc và đưa ra cách giải quyết riêng của bản thân. Làm cha mẹ, bạn hoàn toàn có thể kích thích khả năng tư duy phản biện cho con ngay khi còn nhỏ từ những hoạt động vô cùng đơn giản sau đây.
Đặt những câu hỏi mở
Thay vì giải đáp luôn câu hỏi trẻ đặt ra cho cha mẹ, chúng ta hoàn toàn có thể giúp trẻ tự đi tìm câu trả lời thông qua những câu hỏi dạng: “Con nghĩ gì về điều này?”, “Con có ý tưởng gì không?”… Sau khi nhận được ý kiến của trẻ, hãy dành những lời khích lệ cho dù đáp án đó đúng hay sai. Cha mẹ hoàn toàn có thể kéo dài quá trình tìm hiểu sự việc của trẻ bằng cách hỏi thêm lý do tại sao trẻ đưa ra nhận xét như vậy hoặc cách giải quyết vấn đề đó như thế nào. Những câu hỏi nhỏ của cha mẹ sẽ kích thích trẻ em phải tìm hiểu kỹ hơn, học hỏi thêm nhiều để có thể tìm lời giải đáp. Đây là cách rèn luyện hiệu quả, nâng cao khả năng tư duy, suy luận của trẻ.
Đừng giải quyết mọi việc giúp trẻ
Các bậc cha mẹ của chúng ta thường khá nóng vội trong các sinh hoạt cùng con. Lúc nào chúng ta cũng yêu cầu trẻ phải làm mọi việc thật nhanh như dọn đồ chơi thật nhanh, mặc quần áo thật nhanh. Nếu trẻ hơi lười biếng một chút, nhiều cha mẹ sẵn sàng làm việc đó thay con mà không biết rằng chúng ta đang ngăn cản cơ hội khám phá mọi vật xung quanh của trẻ. Hãy đếm nhẩm từ 1 đến 100 hoặc lâu hơn nữa để cho con thời gian nhận thức, suy nghĩ các vấn đề! Cha mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn trẻ, điều chỉnh lại những thói quen chưa đúng và nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng. Đối với các bé lớn hơn, chúng ta có thể đặt những câu hỏi gợi ý để trẻ tự tìm ra cách làm hoặc cung cấp vài thông tin để trẻ suy luận. Như vậy, tính tự lập cả trong suy nghĩ lẫn hành động của trẻ mới có thể phát huy tối đa được cha mẹ nhé!
Biến những hoạt động hàng ngày thành các trò chơi
Trong các sinh hoạt thường ngày, cha mẹ có thể lồng ghép những trò chơi tạo hứng thú cho trẻ. Ví dụ, tại Học Viện Công nghệ Kiddicode, trẻ em được tham gia trò chơi gấp giấy và lắp ghép các bộ phận để tạo ra một cây cầu vững chắc bắc qua sông, học thuật toán công nghệ thông qua hoạt động gieo mầm trồng cây… Bằng cách cho trẻ trải nghiệm thực tế, tư duy về những điều gần gũi xung quanh, cha mẹ cũng đã giúp khả năng tư duy phản biện của trẻ được phát triển hơn.

Những bí quyết Kiddicode vừa chia sẻ trên đây rất cần cha mẹ kiên nhẫn áp dụng vào cách dạy dỗ và vui chơi cùng với trẻ. Ngay cả chính chúng ta cũng nên làm mẫu cho trẻ bằng cách nói ra suy nghĩ, hướng giải quyết vấn đề của bản thân để trẻ có thể quan sát và học tập. Hãy dành nhiều thời gian cho trẻ tự suy nghĩ và nhìn nhận thế giới xung quanh, đó là cách làm tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả để trẻ nâng cao khả năng tuy duy phản biện trong thời gian dài.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

BẢO VỆ CON KHỎI CÁC MỐI NGUY TRÊN INTERNET

                                    BẢO VỆ CON KHỎI CÁC MỐI NGUY TRÊN INTERNET

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 6 – 11 TUỔI

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 6 – 11 TUỔI 1)  Độ tuổi 6 – 7 Khoảng thời gian 6-7 tuổi là thời gian trẻ bắt đầu hình thành tư duy có tính hình tượng rõ rệt. Ví dụ: nói đến con mèo, trẻ chỉ nghĩ ngay đến con mèo nhà mình chứ không có khái niệm chung chung về mèo. Trong giai đoạn này, khả năng tưởng tượng và hội họa của trẻ phát triển rõ rệt, từ việc trẻ chỉ biết vẽ theo bản năng mà không cụ thể là hình tượng gì cho đến thể hiện được cụ thể một vật thể nào đó gần gũi với trẻ, thậm chí một số bạn còn có thể đặt tên cho bức tranh. Đây chính là dấu mốc khởi đầu cho sự sáng tạo của trẻ. Tư duy sơ đồ và tư duy logic cũng được nảy nở khi trẻ liên tục đặt những câu hỏi “cái gì”, “tại sao”, “như thế nào”. Trẻ cũng dần có khái niệm về thời gian ngày, tuần, tháng, không gian, hình dáng và màu sắc. 2) Độ tuổi 8-9 Đến giai đoạn 8-9 tuổi, trẻ có thể ghi nhớ, học thuộc lòng các thông tin dù chưa hiểu sâu về chúng, có thể giữ được mạch tư duy và tiếp tục suy nghĩ ngay cả khi bị g