Chuyển đến nội dung chính

“BẮT MẠCH” TÂM LÝ HỌC SINH CẤP 2

Bước vào lứa tuổi dậy thì là khi các cô cậu học sinh cấp 2 gặp phải vô vàn những biến đổi cả về mặt tâm lý lẫn thể chất. Thấu hiểu và đồng hành với con trong giai đoạn này là công việc tuy khó nhưng vô cùng cần thiết đối với các bậc làm cha mẹ. Cùng Kiddicode “bắt mạch” cảm xúc thường có ở độ tuổi 12-15 này nhé!
Tư duy phát triển mạnh
Học sinh THCS có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn khi tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng. Khối lượng tư duy tăng lên, tư duy trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn.
Trẻ lứa tuổi này có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ. Các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Khi ghi nhớ trẻ đã biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hoá, phân loại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên.
Tuy nhiên, ở lứa tuổi này khả năng tập trung của trẻ không ổn định. Mức độ tập trung phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của môn học và mức độ hứng thú của các em với môn học đó. Vì thế rất có thể trong môn Văn thì các em không tập trung chú ý, nhưng giờ học Toán thì lại làm việc rất nghiêm túc, tập trung chú ý cao độ.
Việc cần làm của cha mẹ khi gặp tình huống này là cần phối hợp cùng thầy cô để tạo hứng thú cho trẻ ở những môn học trẻ còn gặp khó khăn. Đồng thời, rèn luyện cho các bạn học sinh cấp 2 khả năng ghi nhớ logic để có thể trình bày lại những kiến thức đã học thuộc chứ không đọc lặp lại một cách máy móc cũng là một phương pháp hướng sự phát triển tư duy của trẻ đi theo con đường đúng đắn.
Sự nhận thức về “cái tôi”
Ở giai đoạn Tiểu học, hầu hết mọi đứa trẻ đều rất nghe lời người lớn và không quá phản kháng lại sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cha mẹ. Tuy nhiên khi bước vào THCS, trẻ thường có xu hướng không muốn bị kiểm soát bởi người khác mà thích tự lập ra kế hoạch cho bản thân, xa hơn là cả cuộc đời mình. Việc bị ai đó can thiệp, cấm cản sẽ làm cho trẻ ức chế và thường phản ứng lại bằng các biểu hiện lạnh lùng, lì lợm, bất hợp tác…
Bước vào trường cấp 2 là khi trẻ được rời khỏi khuôn khổ gia đình, đi vào xã hội, giao tiếp với nhiều người xung quanh với tư cách là một cá thể độc lập. Sự hiếu kì, ham muốn thể hiện cá tình của bản thân khiến nhiều trẻ sau đó bị rơi vào guồng quay vội vã của sự thay đổi. Trẻ thường bị sốc, hoang mang, trở nên thiếu tự tin khi gặp những trở ngại trong cuộc sống. Lúc này chính là thời điểm trẻ cần cha mẹ cùng đồng hành, chia sẻ. Cả hai phía đều cần hợp tác với nhau để biến đổi mối quan hệ phụ thuộc. Cha mẹ cần trở thành những “nhà tư vấn tài ba” trợ giúp nhưng không áp đặt suy nghĩ vào trẻ. Ngược lại, các bạn cấp 2 cần thông cảm cho cha mẹ của mình. Có thể cách thể hiện chưa thực sự phù hợp nhưng trong thâm tâm của bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào cũng đều mong mọi thứ tốt đẹp dành cho con mình.
Nhạy cảm hơn với bạn khác giới
Ở lứa tuổi 12 – 15, trẻ bắt đầu có nhiều mối quan tâm bên ngoài, trong đó có các bạn khác giới. Phản ứng của trẻ không còn vô tư, trong sáng như trước mà chúng sẽ cảm thấy e thẹn, dè dặt hơn. Sự biến chuyển tâm lý này thể hiện ở cách cư xử với bạn khác giới có phần ngượng ngùng, tế nhị, khá nhạy cảm khi bị người lớn hay bạn bè gán ghép, trêu ghẹo. Trẻ em giai đoạn thiếu niên này có các mối quan hệ đa dạng hơn trước, như có “bạn cùng lớp”, “bạn thân”, “bạn đặc biệt”…
Khi bị thu hút bởi một bạn khác giới nào đó, trẻ thường có xu hướng chỉ tập trung suy nghĩ về đối tượng và cảm xúc mà sao nhãng đi việc học tập và các mối quan hệ khác như với cha mẹ, thày cô, bạn bè khác. Việc sa sút học tập, thay đổi cách ăn mặc cho ấn tượng hơn cũng là một hệ quả tất yếu của trẻ.
Giải pháp dành cho cha mẹ khi gặp tình huống này đó chính là hết sức lắng nghe những chia sẻ, suy nghĩ của trẻ, trở thành “người bạn tâm giao” tư vấn, gỡ rối cho trẻ. Làm được điều này, những đứa trẻ mới lớn của chúng ta sẽ trở nên gần gũi với cha mẹ hơn, coi đó như một “chỗ dựa tinh thần” vững vàng để thổ lộ ra những suy nghĩ thầm kín. Có như vậy, trẻ em sẽ tránh khỏi những suy nghĩ lệch lạc, những hành động quá khích rất có hại cho những tâm hồn non nớt, dễ tổn thương.
Trên đây chỉ là một vài biểu hiện tiêu biểu, đặc trưng của trẻ em lứa tuổi cấp 2. Ở  khoảng thời gian này, các cha mẹ khá đau đầu để thấu hiểu con nhưng những trải nghiêm tâm lý ấy đem lại nhiều cung bậc cảm xúc đáng nhớ cho mỗi gia đình nhỏ.
Hãy đăng ký ngay cho con mình tại địa chỉ https://goo.gl/MRY5kk

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

THÚC ĐẨY TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở TRẺ EM

THÚC ĐẨY TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở TRẺ EM Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ em rất cần có trong tương lai.Thế giới hiện đại ngày một thay đổi nhanh chóng, mỗi đứa trẻ cần phải được  phát huy trí sáng tạo  trong mọi hoạt động hàng ngày chứ không chỉ đơn thuần lặp lại thói quen của mọi người xung quanh. Chúng cần có khả năng tự nhìn nhận, đánh giá các sự việc và đưa ra cách giải quyết riêng của bản thân. Làm cha mẹ, bạn hoàn toàn có thể kích thích khả năng tư duy phản biện cho con ngay khi còn nhỏ từ những hoạt động vô cùng đơn giản sau đây. Đặt những câu hỏi mở Thay vì giải đáp luôn câu hỏi trẻ đặt ra cho cha mẹ, chúng ta hoàn toàn có thể giúp trẻ tự đi tìm câu trả lời thông qua những câu hỏi dạng: “Con nghĩ gì về điều này?”, “Con có ý tưởng gì không?”… Sau khi nhận được ý kiến của trẻ, hãy dành những lời khích lệ cho dù đáp án đó đúng hay sai. Cha mẹ hoàn toàn có thể kéo dài quá trình tìm hiểu sự việc của trẻ bằng cách hỏi thêm lý do tại sao trẻ đưa ra nhận

BẢO VỆ CON KHỎI CÁC MỐI NGUY TRÊN INTERNET

                                    BẢO VỆ CON KHỎI CÁC MỐI NGUY TRÊN INTERNET

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 6 – 11 TUỔI

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 6 – 11 TUỔI 1)  Độ tuổi 6 – 7 Khoảng thời gian 6-7 tuổi là thời gian trẻ bắt đầu hình thành tư duy có tính hình tượng rõ rệt. Ví dụ: nói đến con mèo, trẻ chỉ nghĩ ngay đến con mèo nhà mình chứ không có khái niệm chung chung về mèo. Trong giai đoạn này, khả năng tưởng tượng và hội họa của trẻ phát triển rõ rệt, từ việc trẻ chỉ biết vẽ theo bản năng mà không cụ thể là hình tượng gì cho đến thể hiện được cụ thể một vật thể nào đó gần gũi với trẻ, thậm chí một số bạn còn có thể đặt tên cho bức tranh. Đây chính là dấu mốc khởi đầu cho sự sáng tạo của trẻ. Tư duy sơ đồ và tư duy logic cũng được nảy nở khi trẻ liên tục đặt những câu hỏi “cái gì”, “tại sao”, “như thế nào”. Trẻ cũng dần có khái niệm về thời gian ngày, tuần, tháng, không gian, hình dáng và màu sắc. 2) Độ tuổi 8-9 Đến giai đoạn 8-9 tuổi, trẻ có thể ghi nhớ, học thuộc lòng các thông tin dù chưa hiểu sâu về chúng, có thể giữ được mạch tư duy và tiếp tục suy nghĩ ngay cả khi bị g