Chuyển đến nội dung chính
CHO CON VUI CHƠI SAU GIỜ HỌC – BÀI TOÁN ĐÃ CÓ LỜI GIẢI

Tôi có một bé trai vừa tốt nghiệp lớp 1. Tức là con vừa trải qua mùa hè đầu tiên của con với tư cách học sinh tiểu học. Trong ba tháng hè, hai vợ chồng tôi đã cho con đi du lịch, đăng ký thêm khóa học võ cho con nữa. Cả kỳ nghỉ, con được tự do, thoải mái vui chơi. Thấy con cười nhiều, hoạt bát hơn, hai vợ chồng tôi rất mừng. Nhưng khi năm học mới dần đến cũng là lúc tôi trở nên lo âu hơn bởi lên lớp Hai, con sẽ lại phải đối mặt với hàng tá những bài tập Toán, bù đầu với những bài tập làm văn, sẽ không còn có thời gian vui chơi và con rất dễ trở nên ì chệ hơn. Trong một buổi tối, tôi đột nhiên nảy ra suy nghĩ phải tìm cho con một hoạt động gì đó thú vị sau giờ học để đầu óc con được thư giãn hơn và con cũng phát triển thêm nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức được học ở trường.

Nếu chỉ cho con ở trong nhà sau khi đi học về, con tôi nhất định sẽ bật TV và xem phim hoạt hình. Tôi không cấm con xem hoạt hình, có đứa trẻ lên sáu lên bảy nào mà không mê hoạt hình cơ chứ. Nhưng giá mà ông bà nội hiểu được cái sự “xem tí có chết ai” nó ảnh hưởng đến thị lực và trí tuệ lâu dài như thế nào thì tôi đã không đau khổ thế này. Tôi trốn sếp nghỉ hẳn một ngày để đi loanh quanh tìm lớp học thêm kỹ năng sống cho con. Bóng đá bóng rổ thì lo cặp đít chai của con không phù hợp, lỡ vỡ rồi đâm vào mắt lại nguy hiểm; dẫn đến tham quan lớp học bơi thì con nhất định không vào với lý do giời ơi “con không thích tắm chung với bạn gái”; nhạc họa thì con không mê.

Thôi thế là xong rồi, tôi đã nghĩ vậy, bởi vì không thể nói cho ông bà hiểu, cũng không thỏa hiệp được với ông tướng con. “Chẳng lẽ mẹ lại cho con đi học xem hoạt hình”, câu nói trong lúc tức giận của tôi không ngờ lại được con hưởng ứng nhiệt tình: “Mẹ cho con đi học xem hoạt hình thật ạ, tức là con chỉ phải xem hoạt hình thôi không cần làm gì ạ ”. Từ câu nói ngây ngô của con, tôi chợt nghĩ ra, ừ nhỉ, sao mình không tìm một lớp học cho con có thể tìm hiểu cách thức làm ra một bộ phim hoạt hình đơn giản cho trẻ con.

Cuối cùng thì hơn cả mong đợi, tôi tìm ra được #Kiddicode – Học viện công nghệ dành cho trẻ, không chỉ là được tìm hiểu cách thức làm ra một bộ phim hoạt hình mà các con được học cách để TỰ MÌNH LẬP TRÌNH ĐƯỢC PHIM HOẠT HÌNH, rồi còn lập trình cả game, tăng khả năng tư duy logic, vốn từ tiếng anh, kỹ năng thuyết trình…  Tôi đã ngẩn ngơ đọc đi đọc lại các thông tin trên website, bởi dân nghệ thuật như tôi không thể tưởng tượng được rằng trẻ 6 tuổi bây giờ có thể được học lập trình, một thứ quá khó đối với tôi (smile). Bọn trẻ bây giờ sướng
thật, và cũng giỏi thật!

Hay nữa là có lớp học thử miễn phí đấy ạ, con vui bố mẹ vui thì học thật, không thì thôi, văn minh đúng không các bạn?
LIÊN HỆ: 096 1600 550 / 0971 269 059 để đăng ký học thử miễn phí ngay cho con bạn!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

THÚC ĐẨY TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở TRẺ EM

THÚC ĐẨY TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở TRẺ EM Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ em rất cần có trong tương lai.Thế giới hiện đại ngày một thay đổi nhanh chóng, mỗi đứa trẻ cần phải được  phát huy trí sáng tạo  trong mọi hoạt động hàng ngày chứ không chỉ đơn thuần lặp lại thói quen của mọi người xung quanh. Chúng cần có khả năng tự nhìn nhận, đánh giá các sự việc và đưa ra cách giải quyết riêng của bản thân. Làm cha mẹ, bạn hoàn toàn có thể kích thích khả năng tư duy phản biện cho con ngay khi còn nhỏ từ những hoạt động vô cùng đơn giản sau đây. Đặt những câu hỏi mở Thay vì giải đáp luôn câu hỏi trẻ đặt ra cho cha mẹ, chúng ta hoàn toàn có thể giúp trẻ tự đi tìm câu trả lời thông qua những câu hỏi dạng: “Con nghĩ gì về điều này?”, “Con có ý tưởng gì không?”… Sau khi nhận được ý kiến của trẻ, hãy dành những lời khích lệ cho dù đáp án đó đúng hay sai. Cha mẹ hoàn toàn có thể kéo dài quá trình tìm hiểu sự việc của trẻ bằng cách hỏi thêm lý do tại sao trẻ đưa ra nhận

BẢO VỆ CON KHỎI CÁC MỐI NGUY TRÊN INTERNET

                                    BẢO VỆ CON KHỎI CÁC MỐI NGUY TRÊN INTERNET

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 6 – 11 TUỔI

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 6 – 11 TUỔI 1)  Độ tuổi 6 – 7 Khoảng thời gian 6-7 tuổi là thời gian trẻ bắt đầu hình thành tư duy có tính hình tượng rõ rệt. Ví dụ: nói đến con mèo, trẻ chỉ nghĩ ngay đến con mèo nhà mình chứ không có khái niệm chung chung về mèo. Trong giai đoạn này, khả năng tưởng tượng và hội họa của trẻ phát triển rõ rệt, từ việc trẻ chỉ biết vẽ theo bản năng mà không cụ thể là hình tượng gì cho đến thể hiện được cụ thể một vật thể nào đó gần gũi với trẻ, thậm chí một số bạn còn có thể đặt tên cho bức tranh. Đây chính là dấu mốc khởi đầu cho sự sáng tạo của trẻ. Tư duy sơ đồ và tư duy logic cũng được nảy nở khi trẻ liên tục đặt những câu hỏi “cái gì”, “tại sao”, “như thế nào”. Trẻ cũng dần có khái niệm về thời gian ngày, tuần, tháng, không gian, hình dáng và màu sắc. 2) Độ tuổi 8-9 Đến giai đoạn 8-9 tuổi, trẻ có thể ghi nhớ, học thuộc lòng các thông tin dù chưa hiểu sâu về chúng, có thể giữ được mạch tư duy và tiếp tục suy nghĩ ngay cả khi bị g