Chuyển đến nội dung chính
Con người có những khả năng sáng tạo khác nhau – một vài người có khả năng suy nghĩ bao quát hơn người khác. Trẻ em bắt đầu thể hiện sự sáng tạo ngay từ một tuổi, khi trẻ bắt đầu khám phá các vật xung quanh mình. Hai tuổi, bé có thể tự sáng tạo ra cách sử dụng các dụng cụ mới, và khoảng tám tuổi, trẻ có thể tự mình tạo ra dụng cụ mới.
Hầu như mọi đứa trẻ đều rất sáng tạo, đó là bản chất của chúng. Nhưng liệu có cách nào giúp cho bé sáng tạo hơn không? Khoa học đã chứng minh là có thể, và sau đây là năm lời khuyên dựa trên nghiên cứu mới nhất của chúng tôi:
1. Bố mẹ phải luôn làm gương cho trẻ
Hãy thật sáng tạo trước mặt con bạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu bố mẹ có tính sáng tạo cao thì bé cũng rất sáng tạo (ngay từ khi trẻ mới một tuổi). Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sự liên kết này tiếp diễn ngay cả khi trẻ đã đến tuổi vị thành niên. Bạn sẽ thắc mắc phải chăng sự liên kết này tồn tại do di truyền – để giải đáp thắc mắc của bạn, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu và liên kết các gen đặc biệt liên quan đến khả năng sáng tạo của con người. Thế nhưng các nghiên cứu tương tự khác lại cho thấy di truyền chỉ quyết định một phần nhỏ khả năng sáng tạo mà thôi. Vì vậy, dường như trẻ đã học cách sáng tạo từ bố mẹ chúng.
Nhập mô tả ảnh tại đây
Hơn nữa, nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng khi trẻ học theo những người có khả năng sáng tạo cao, bé sẽ trở nên sáng tạo hơn. Vì vậy, nếu bạn muốn con mình có thể sáng tạo, hãy cố gắng nâng cao trí sáng tạo của chính mình trước tiên nhé.
Vậy, chúng ta có thể nâng cao khả năng sáng tạo của bản thân bằng cách nào? Một cách đơn giản, hãy nghĩ ra thật nhiều cách sử dụng cùng một đồ vật. Ví dụ, khi bạn ở gần trẻ, đừng chỉ sử dụng khăn tắm như là cái khăn tắm, bạn có thể sử dụng nó như một chiếc áo choàng, chăn, cái mũ hoặc như nhiều thứ khác nữa.
2. Úm ba la xì bùa – hãy để một chút phép thuật làm tăng khả năng sáng tạo của bé!
Các vị phụ huynh nên thử xem các bộ phim phép thuật với bé. Một thử nghiệm chỉ ra rằng nếu trẻ xem Harry Potter và Hòn đá Phù thủy, có nội dung về phép thuật, khoảng 15 phút, bé sẽ trở nên sáng tạo hơn vài ngày sau đó. Vì vậy, hãy chuẩn bị một túi bỏng ngô, rồi tắt đèn đi và tận hưởng thôi nào! Ngoài ra, dù một vài nghiên cứu khác vẫn chưa được công bố, về mặt lý thuyết chúng ta cũng có thể dùng sách có nội dung liên quan đến phép thuật thay cho phim ảnh cũng là một ý tưởng rất hay.
Nhập mô tả ảnh tại đây
3. Bố mẹ hãy để bé tự do nhảy múa đi nào !
Chúng ta hãy thử thách thức trẻ nhảy múa. Trong một thử nghiệm gần đây, một nhóm trẻ em được dạy các bài tập nhảy cho nhạc Pop, một nhóm khác được hướng dẫn tạo ra các bước nhảy của chúng, bằng cách, ví dụ, trẻ sẽ phải nghĩ ra mọi động tác tay chúng có thể làm được. Những đứa trẻ được hướng dẫn cách nhảy ứng biến có nhiều ý tưởng độc đáo trong bài kiểm tra sáng tạo hơn nhóm được dạy theo các bài nhảy. Vì vậy, các bố mẹ hãy đứng dậy khởi động và thách thức bé nhảy như ca sĩ Beyonce thôi nào!
4. Bố mẹ hãy để trẻ có khoảng thời gian tự do
Chúng ta hãy ngừng ngay việc bảo trẻ phải làm gì. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bố mẹ yêu cầu bé quá nhiều – trong khi không lắng nghe những ý tưởng riêng của trẻ – khả năng sáng tạo của bé sẽ giảm sút. Ngược lại, nếu bố mẹ không đòi hỏi nhiều, thay vào đó lắng nghe các ý tưởng của bé, trẻ sẽ rất sáng tạo.
Vì vậy, có lẽ thay vì ép con mình tham gia vào mọi lớp học âm nhạc và nghệ thuật, bạn có thể tìm cách khác để thúc đẩy sự sáng tạo của bé, làm theo ý kiến của trẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi bé cần bạn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

THÚC ĐẨY TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở TRẺ EM

THÚC ĐẨY TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở TRẺ EM Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ em rất cần có trong tương lai.Thế giới hiện đại ngày một thay đổi nhanh chóng, mỗi đứa trẻ cần phải được  phát huy trí sáng tạo  trong mọi hoạt động hàng ngày chứ không chỉ đơn thuần lặp lại thói quen của mọi người xung quanh. Chúng cần có khả năng tự nhìn nhận, đánh giá các sự việc và đưa ra cách giải quyết riêng của bản thân. Làm cha mẹ, bạn hoàn toàn có thể kích thích khả năng tư duy phản biện cho con ngay khi còn nhỏ từ những hoạt động vô cùng đơn giản sau đây. Đặt những câu hỏi mở Thay vì giải đáp luôn câu hỏi trẻ đặt ra cho cha mẹ, chúng ta hoàn toàn có thể giúp trẻ tự đi tìm câu trả lời thông qua những câu hỏi dạng: “Con nghĩ gì về điều này?”, “Con có ý tưởng gì không?”… Sau khi nhận được ý kiến của trẻ, hãy dành những lời khích lệ cho dù đáp án đó đúng hay sai. Cha mẹ hoàn toàn có thể kéo dài quá trình tìm hiểu sự việc của trẻ bằng cách hỏi thêm lý do tại sao trẻ đưa ra nhận

BẢO VỆ CON KHỎI CÁC MỐI NGUY TRÊN INTERNET

                                    BẢO VỆ CON KHỎI CÁC MỐI NGUY TRÊN INTERNET

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 6 – 11 TUỔI

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 6 – 11 TUỔI 1)  Độ tuổi 6 – 7 Khoảng thời gian 6-7 tuổi là thời gian trẻ bắt đầu hình thành tư duy có tính hình tượng rõ rệt. Ví dụ: nói đến con mèo, trẻ chỉ nghĩ ngay đến con mèo nhà mình chứ không có khái niệm chung chung về mèo. Trong giai đoạn này, khả năng tưởng tượng và hội họa của trẻ phát triển rõ rệt, từ việc trẻ chỉ biết vẽ theo bản năng mà không cụ thể là hình tượng gì cho đến thể hiện được cụ thể một vật thể nào đó gần gũi với trẻ, thậm chí một số bạn còn có thể đặt tên cho bức tranh. Đây chính là dấu mốc khởi đầu cho sự sáng tạo của trẻ. Tư duy sơ đồ và tư duy logic cũng được nảy nở khi trẻ liên tục đặt những câu hỏi “cái gì”, “tại sao”, “như thế nào”. Trẻ cũng dần có khái niệm về thời gian ngày, tuần, tháng, không gian, hình dáng và màu sắc. 2) Độ tuổi 8-9 Đến giai đoạn 8-9 tuổi, trẻ có thể ghi nhớ, học thuộc lòng các thông tin dù chưa hiểu sâu về chúng, có thể giữ được mạch tư duy và tiếp tục suy nghĩ ngay cả khi bị g