Chuyển đến nội dung chính

Làm thế nào để tăng sự tập trung ở trẻ nhỏ? – Câu trả lời không đơn giản như Bố Mẹ vẫn nghĩ

Làm thế nào để tăng sự tập trung ở trẻ nhỏ? – Câu trả lời không đơn giản như Bố Mẹ vẫn nghĩ
Lý do chính khiến trẻ mất tập trung là bởi chúng khác với người lớn.
Khi chúng ta giao cho trẻ một công việc không thú vị, chúng sẽ nhanh chóng cảm thấy chán và ngay lập tức chuyển sự chú ý sang những thứ hấp dẫn hơn – điều này hoàn toàn trái ngược với người lớn chúng ta vì ta luôn phải hoàn thành mọi công việc dù có thích hay không.
Tuy nhiên, vẫn luôn có một số cách giúp trẻ tăng cường sự tập trung một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé:
1. Các trò chơi giúp tăng cường sự tập trung!
Bởi vì trẻ sẽ học được nhiều điều hơn thông qua các trò chơi, do đó việc cố gắng tạo ra những hoạt động sôi nổi thú vị cho trẻ luôn là một ý tưởng tuyệt vời. Chúng ta có thể cho trẻ chơi đồ chơi điện tử, máy tính bảng, máy tính hoặc cho trẻ chơi những đồ chơi thông thường, tham gia các hoạt động giúp tăng cường sự tập trung hoặc các bài tập luyện tập khả năng tập trung của trẻ.
  • Những trò chơi trí tuệ: Bạn có thể cho trẻ tập luyện và làm tăng cường khả năng tập trung của chúng thông qua những trò chơi yêu cầu phải động não, lên kế hoạch và yêu cầu sử dụng trí nhớ. Đặc biệt hiệu quả khi cho trẻ chơi trò chơi mà chính trẻ tự lập trình trên máy tính. (Thay vì để trẻ chơi các trò chơi thông thường, hãy cho trẻ học lập trình để tự lập trình ra trò chơi trên ý tưởng của chính mình và chơi trò chơi đó).
  • Trò chơi sắp xếp: Khả năng sắp xếp và sự tập trung có mối liên hệ rất mạnh mẽ. Việc làm theo công thức chỉ dẫn, sắp xếp bàn ăn, hay sắp xếp vật theo thứ tự bảng chữ cái là những hoạt động tuyệt vời dành cho những trẻ dễ mất tập trung.
  • Hay đơn giản chỉ là ngồi yên tại chỗ: Trò chơi này thách thức sự kiên nhẫn của trẻ, xem chúng có thể thực hiện được bao lâu, bằng cách yêu cầu trẻ phải ngồi yên trên ghế, không được di chuyển hay cựa quậy nhúc nhích. Thông qua trò chơi này, não bộ của trẻ sẽ được tập luyện và thách thức, điều này làm tăng cường sự kết nối giữa trí óc và cơ thể, qua đó cải thiện sự tập trung của trẻ.
2. Ngủ và nghỉ ngơi giúp tăng cường sự tập trung của trẻ!
Hầu hết trẻ em tập trung tốt nhất sau khi ngủ một đêm thật ngon. Một giấc ngủ chất lượng kéo dài 20 phút sau khi tan học hoặc lúc buổi trưa cũng là một thủ thuật giúp trẻ tăng sự tập trung.
Trẻ cũng nên đi tắm để thư giãn trước giờ học vì sau khi thư giãn, trẻ có khả năng tập trung tốt hơn. Một giấc ngủ sâu khoảng 20 phút sau giờ học hoặc vào buổi trưa cũng giúp trẻ cải thiện sự tập trung rất nhiều.
3. Chia những công việc lớn thành những công việc nhỏ để làm!
Việc học hết một chương dài của sách trong khoảng thời gian liên tục có vẻ như là một công việc khó khăn đối với trẻ. Do đó, một chương sách dài thường được chia nhỏ thành từng trang hay thậm chí là từng đoạn để sau khi đọc hết một phần, trẻ có thể cảm nhận được thành quả một cách rõ ràng hơn, điều này chính là động lực giúp trẻ phấn đấu hoàn thành được một chương sách dài đó.
Qui tắc này không chỉ đúng trong việc học tập mà còn có thể áp dụng khi muốn trẻ giúp ta làm việc nhà. Như chị Thái Liên – mẹ của bé Hoàng Tùng 8 tuổi, đã chia sẻ: “Tôi thường luôn nhắc nhở Tùng dọn dẹp tủ quần áo của bé hàng tuần liền, nhưng bé chẳng bao giờ chịu làm”.
“Sau đó, tôi bắt đầu chia nhỏ công việc ra, đầu tiên chỉ giao cho bé dọn ngăn dưới cùng của tủ quần áo thôi, và tôi chắc chắn rằng, trước khi tôi đi làm về, bé đã hoàn thành công việc được giao rồi”.
4. Hiểu được phương pháp học tập phù hợp với trẻ (học qua hình ảnh, âm thanh hay qua các hoạt động)!
Mỗi một đứa trẻ phù hợp với những phương pháp học khác nhau. Một vài trẻ nắm bắt thông tin rất dễ dàng khi nhìn, một số trẻ khác nắm bắt thông tin thông qua việc nghe, và những trẻ khác lại tiếp nhận thông tin nhanh khi chúng có những kiến thức nền tảng về vấn đề đó hoặc khi chúng được chạm hay tiếp cận vấn đề.
Việc tìm hiểu xem phương pháp học nào phù hợp với trẻ là vô cùng quan trọng. Vì phương pháp học phù hợp sẽ giúp trẻ nắm bắt thông tin tốt hơn, trẻ có thể ứng dụng kiến thức học tập về lâu về dài chứ không phải chỉ nhớ và học trong thời gian ngắn.
  • Phương pháp học thông qua hình ảnh: Trẻ sẽ học nhanh hơn khi chúng được tiếp cận kiến thức bằng mắt. Trong trường hợp này, trẻ sẽ có khả năng tập trung cao hơn nếu bé được giáo viên mô tả bằng hình ảnh, sau đó đọc và ghi chép lại bài học. Đây cũng chính là điều mà các giáo viên tại KiddiCode luôn luôn áp dụng tại các lớp học lập trình để trẻ có thể dễ dàng học và nhớ được thông tin hơn bao giờ hết.
  • Phương pháp học thông qua vẽ tranh/hội họa: Yêu cầu trẻ vẽ lại những điều bé đang học sẽ giúp trẻ hình dung vấn đề tốt hơn. Thêm vào đó, phương pháp này cũng giúp bé phát triển những kĩ năng nổi trội của bản thân.
  • Phương pháp học thông qua phác họa: Thường thì khi thấy trẻ viết chữ nguệch ngoạc hay cẩu thả, ta thường nghĩ bé đang mất tập trung, nhưng sự thật là việc viết nguệch ngoạc lại giúp trẻ nhớ lại những gì đang học vào lúc đó và sau đó trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ những thông tin kiến thức đã học.
  • Phương pháp học thông qua âm thanh: Những trẻ em tiếp thu kiến thức tốt hơn khi chúng thông qua âm thanh là những trẻ có năng khiếu nổi trội về thính giác.
  • Phương pháp học thông qua việc đọc to: Những trẻ có năng khiếu về thính giác sẽ học tốt hơn thông qua việc đọc to hoặc khi được nghe người khác đọc. Trong trường hợp này, bé sẽ cảm thấy học sách điện tử (sách có thể phát ra âm thanh) dễ tiếp thu hơn là đọc sách giấy.
  • Phương pháp học thông qua vận động cơ thể: Những trẻ thích vận động cần được chạm hoặc tiếp cận vấn đề để có thể hiểu và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Đối với những trẻ có đặc điểm này, học bằng các chương trình ứng dụng thực tế sẽ phù hợp hơn rất nhiều so với phương pháp học thông qua đọc to hoặc ghi chép. Ví dụ như, chị Thái Hiền, mẹ của bé Quốc Nam 5 tuổi đã nói rằng: “Khi con tôi học về động vật biển, tôi đã đưa bé đến thuỷ cung tại công viên giải trí, khi về đến nhà, tôi ngồi cùng bé và vẽ lại một số hình ảnh các con vật rồi tô màu. Kể từ đó trở đi, bé không bao giờ quên các con vật và luôn nhớ rất rõ hình ảnh của các con vật đó”.

5. Giúp bé chuẩn bị cho các công việc tiếp theo!
Khi trẻ đang bận, chúng ta hãy chỉ cho trẻ thấy trẻ nên làm gì tiếp theo, và cho trẻ một vài phút chuẩn bị tới khi trẻ sẵn sàng làm những hoạt động mới. Điều này có tác dụng rất tốt, đặc biệt khi trẻ đang say mê làm điều chúng thích, lúc này bé rất khó dừng lại để chuyển qua công việc mới.
6. Đặt ra thời gian hoàn thành ngắn hạn để giúp trẻ tập trung hơn!
Ta nên đặt thời hạn để trẻ hoàn thành công việc được giao. Nếu trong lúc trẻ đang học, chúng ta có thể yêu cầu bé phải học xong một số trang sách nhất định trong 20 phút.
Ta nên nhớ rằng thời gian tập trung trung bình của người lớn là khoảng 42 phút, và tất nhiên khoảng thời gian tập trung của trẻ sẽ ngắn hơn rất nhiều. Do đó, tốt nhất ta chỉ nên đặt các thời hạn ngắn khoảng 15 đến 20 phút cho trẻ mà thôi.
Một điều khác chúng ta nên lưu ý đó là một số trẻ hết sức tập trung khi được giao cho thời hạn hoàn thành công việc, nhưng một số trẻ khác có thể sẽ cảm thấy áp lực hoặc lo lắng và mất tập trung.
Đăng ký tham gia trải nghiệm các lớp học Lập trình hoàn toàn miễn phí dành cho trẻ tại KiddiCode
7. Cho bé thời gian để sao nhãng!
Trẻ con vốn dĩ luôn giàu năng lượng và sung sức. Việc ta cho phép bé thời gian để giải tỏa năng lượng sau khi hoàn thành xong công việc được giao có thể thực sự giúp bé tập trung tốt hơn cho công việc tiếp theo. Việc ta cho phép bé thoải mái làm những điều hoàn toàn khác với nhiệm vụ chúng vừa hoàn thành cũng sẽ rất tốt cho bé.
Ví dụ như, cô Hoàng Vân, bà ngoại của bé Lan Anh 8 tuổi đã chia sẻ: “Khi tôi dạy cháu gái đánh vần, tôi và bé học phát âm 10 chữ cái trong một khoảng thời gian nhất định, rồi sau đó, tôi cho bé chạy chơi hoặc trượt pa-tanh vòng quanh nhà một vài phút. Tôi nhận ra rằng việc này sẽ giúp bé tập trung tốt hơn khi học đánh vần 10 chữ cái tiếp theo.”
Cô Vân đã nhận ra rằng việc kết hợp các hoạt động thể chất với các hoạt động tư duy sẽ đem lại kết quả vô cùng tốt cho sự tập trung của trẻ.
Cho bé thời gian vui chơi sẽ giúp trẻ tập trung tốt hơn trong những công việc tiếp theo của bé!

8. Giúp trẻ sử dụng năng lượng hiệu quả!
Một số trẻ em có rất nhiều năng lượng vào buổi sáng trong khi một vài trẻ khác lại rất sung sức vào buổi chiều tối. Để trẻ học hoặc làm các hoạt động vào thời điểm này sẽ giúp trẻ tập trung ngay lập tức.
Chúng ta nên khuyến khích trẻ giải quyết những nhiệm vụ khó khăn vào thời điểm bé có nhiều năng lượng nhất trong ngày. Và khi năng lượng của bé giảm đi, chúng ta có thể chuyển cho bé làm những công việc dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp làm tăng khả năng tập trung của trẻ!
Kết luận
Cũng giống như những kĩ năng khác, sự tập trung có thể được cải thiện và trở thành khả năng tự nhiên của trẻ. Bí quyết là bạn và bé phải kiên trì. Những lời khuyên giúp tăng cường khả năng tập trung của bé ở trên là những giải pháp mang lại ích lợi hai chiều, bởi chúng không chỉ giúp bé cải thiện khả năng tập trung mà còn giúp bạn và bé trở nên gần gũi nhau hơn.
Hãy cho trẻ tham gia các Lớp học Lập trình cực thú vị tại KiddiCode để trẻ tiếp cận những phương pháp học tập hoàn toàn mới, cùng các kiến thức về công nghệ, về lập trình; qua đó, giúp trẻ phát triển tư duy, kỹ năng mềm cũng như gia tăng sự tập trung khi hoạt động

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

THÚC ĐẨY TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở TRẺ EM

THÚC ĐẨY TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở TRẺ EM Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ em rất cần có trong tương lai.Thế giới hiện đại ngày một thay đổi nhanh chóng, mỗi đứa trẻ cần phải được  phát huy trí sáng tạo  trong mọi hoạt động hàng ngày chứ không chỉ đơn thuần lặp lại thói quen của mọi người xung quanh. Chúng cần có khả năng tự nhìn nhận, đánh giá các sự việc và đưa ra cách giải quyết riêng của bản thân. Làm cha mẹ, bạn hoàn toàn có thể kích thích khả năng tư duy phản biện cho con ngay khi còn nhỏ từ những hoạt động vô cùng đơn giản sau đây. Đặt những câu hỏi mở Thay vì giải đáp luôn câu hỏi trẻ đặt ra cho cha mẹ, chúng ta hoàn toàn có thể giúp trẻ tự đi tìm câu trả lời thông qua những câu hỏi dạng: “Con nghĩ gì về điều này?”, “Con có ý tưởng gì không?”… Sau khi nhận được ý kiến của trẻ, hãy dành những lời khích lệ cho dù đáp án đó đúng hay sai. Cha mẹ hoàn toàn có thể kéo dài quá trình tìm hiểu sự việc của trẻ bằng cách hỏi thêm lý do tại sao trẻ đưa ra nhận

BẢO VỆ CON KHỎI CÁC MỐI NGUY TRÊN INTERNET

                                    BẢO VỆ CON KHỎI CÁC MỐI NGUY TRÊN INTERNET

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 6 – 11 TUỔI

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 6 – 11 TUỔI 1)  Độ tuổi 6 – 7 Khoảng thời gian 6-7 tuổi là thời gian trẻ bắt đầu hình thành tư duy có tính hình tượng rõ rệt. Ví dụ: nói đến con mèo, trẻ chỉ nghĩ ngay đến con mèo nhà mình chứ không có khái niệm chung chung về mèo. Trong giai đoạn này, khả năng tưởng tượng và hội họa của trẻ phát triển rõ rệt, từ việc trẻ chỉ biết vẽ theo bản năng mà không cụ thể là hình tượng gì cho đến thể hiện được cụ thể một vật thể nào đó gần gũi với trẻ, thậm chí một số bạn còn có thể đặt tên cho bức tranh. Đây chính là dấu mốc khởi đầu cho sự sáng tạo của trẻ. Tư duy sơ đồ và tư duy logic cũng được nảy nở khi trẻ liên tục đặt những câu hỏi “cái gì”, “tại sao”, “như thế nào”. Trẻ cũng dần có khái niệm về thời gian ngày, tuần, tháng, không gian, hình dáng và màu sắc. 2) Độ tuổi 8-9 Đến giai đoạn 8-9 tuổi, trẻ có thể ghi nhớ, học thuộc lòng các thông tin dù chưa hiểu sâu về chúng, có thể giữ được mạch tư duy và tiếp tục suy nghĩ ngay cả khi bị g