Chuyển đến nội dung chính
VƯỢT QUA CĂN BỆNH TỰ TI CÙNG CON

Sự nhút nhát kéo dài sẽ dẫn đến tính cách tự ti ở trẻ em. Điều này không hề tốt cho sự
trưởng thành của trẻ. Thấu hiểu và biết cách khắc phục tình trạng này cho trẻ là câu
chuyện lâu dài của những bậc cha mẹ. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng, đôi khi
những hành động, cử chỉ rất đơn giản cũng khiến khả năng tự tin của con tăng lên vù vù
đấy!
Hãy luôn yêu thương con bằng những lời khen ngợi
Không chỉ có trẻ con, ngay cả chúng ta – những người lớn đã trưởng thành, cũng rất thích
nhận được những lời khen ngợi từ người khác. Khi được công nhận một thành quả nào
đó, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương và quý trọng.
Có thể cả ngày hôm đó, trẻ sẽ thấy mình như những “công chúa”, “hoàng tử” và có động
lực cố gắng làm nhiều việc tốt hơn trong những ngày sau để kéo dài cảm xúc hạnh phúc.
Một đứa bé được tiếp nhận các nuôi dạy này, sự tự tin của chúng sẽ được nâng lên.

Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ, luôn luôn dành những lời khen ngợi khi trẻ làm được việc
tốt dù là những hành động rất nhỏ như dọn đồ chơi trước khi đi ngủ, giúp đỡ người
khác,…
Khi cảm giác vui sướng nhận được lời khen trở nên quen thuộc với trẻ, chúng sẽ có ý
thức giữ gìn cảm xúc đó trong thời gian lâu dài. Mỗi khi gặp khó khăn, thử thách, trẻ sẽ
có động lực để vượt qua mà không hề bị sự nhút nhát hay tự ti ngăn cản.
Xưng hô với trẻ bằng tên
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự quan trọng của việc sử dụng và ghi nhớ tên của mọi
người. Chúng có những lợi ích nhất định, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Việc xưng hô với trẻ bằng tên, đặc biệt là kèm theo giao tiếp bằng ánh mắt và cử chỉ, điều
đó sẽ truyền đi một thông điệp đó là “con là người quan trọng”. Bắt đầu bài nói chuyện
bằng cách xưng tên sẽ tạo sự thân thiết và xóa đi những rào cản.
Qua cách xưng hô đó, trẻ sẽ hiểu được bạn muốn nói gì và muốn chúng cư xử ra sao. Vì
vậy, hãy xưng tên với trẻ kèm những lời nói nhẹ nhàng. Trẻ sẽ vừa nhận thức được giá trị
của bản thân mà còn cảm thấy mình được quan tâm, trân trọng.
Những đứa trẻ tự tin đều thường xưng hô với bạn bè cùng trang lứa và ngưới lớn bằng tên
hoặc họ. Sự tự tin cho phép trẻ chủ động hơn trong giao tiếp với người khác.

Nhận thức được mặt trái của việc so sánh
Trẻ em cũng đo đếm giá trị của mình từ cách người ngoài nhìn nhận chúng. Hãy chắc
rằng con bạn tin vào giá trị của bản thân bởi vì quan trọng là con người của trẻ chứ không
phải cái trẻ làm được.
Đừng nên so sánh trẻ với những bạn nhỏ khác vì đó là cái nhìn vô cùng khập khiễng. Mỗi
đứa trẻ đều có những cá tính, điểm mạnh riêng. Con của bạn nhút nhát và chưa thể hiện
nhiều trong đám đông không phải là do trẻ yếu kém mà là do bạn chưa biết khai thác,
thúc đẩy con phát huy sở trưởng riêng của bản thân mà thôi.
Cho con tham gia những hoạt động tập thể
Tiếp xúc với môi trường cộng đồng, có nhiều người xung quanh cũng là một phương
pháp để giải bài toán tự ti ở trẻ. Khi hoạt động cùng bạn bè cùng lứa tuổi, trẻ sẽ bộc lộ
khả năng chia sẻ, mong muốn làm người dẫn đầu trong nhóm. Tinh thần tự tin của trẻ tự
động được nâng cao mà chính bản thân trẻ cũng không nhân ra.
Những lớp học như KIDDICODE vô cùng lý tưởng cho trẻ rèn luyên khả năng làm việc
nhóm, thể hiện quan điểm, suy nghĩ của trẻ. Sau khi hoàn thành mỗi nhiệm vụ lập trình,
trẻ sẽ có cơ hội nêu ý kiến, diễn giải cách làm cho các bạn cùng lớp hiểu và phản biện.
Không chỉ vậy, #KIDDICODE còn chú trọng, khuyến khích khả năng thuyết trình trước
đám đông của trẻ thông qua việc tổ chức Lễ báo cáo thành tích sau mỗi khóa học cho các
học viên. Tại đây, lần lượt các học viên sẽ đứng lên trình bày bài tập cuối khóa của mình
và giáo viên sẽ là người nhận xét và công nhận
Mỗi đứa trẻ là một cá thể, một bức tranh có những màu sắc nổi bật riêng. Khuyến khích
con thể hiện cá tính, điểm mạnh của bản thân nghĩa là cha mẹ đã trao cho con cơ hội phát
triển tốt trong tương lại rộng lớn của con sau này. Hãy bắt đầu từ những điều giản dị, nhất
định sự tự ti của con bạn sẽ biến mất hoàn toàn.

👉 Đăng ký lớp học thử “TRẢI NGHIỆM LẬP TRÌNH - PHÁT TRIỂN TƯ DUY” hoàn toàn miễn phí tại KiddiCode TimesCity
📞 Liên hệ: 096.1600.550
📍 Address: Times City – Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

THÚC ĐẨY TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở TRẺ EM

THÚC ĐẨY TƯ DUY PHẢN BIỆN Ở TRẺ EM Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ em rất cần có trong tương lai.Thế giới hiện đại ngày một thay đổi nhanh chóng, mỗi đứa trẻ cần phải được  phát huy trí sáng tạo  trong mọi hoạt động hàng ngày chứ không chỉ đơn thuần lặp lại thói quen của mọi người xung quanh. Chúng cần có khả năng tự nhìn nhận, đánh giá các sự việc và đưa ra cách giải quyết riêng của bản thân. Làm cha mẹ, bạn hoàn toàn có thể kích thích khả năng tư duy phản biện cho con ngay khi còn nhỏ từ những hoạt động vô cùng đơn giản sau đây. Đặt những câu hỏi mở Thay vì giải đáp luôn câu hỏi trẻ đặt ra cho cha mẹ, chúng ta hoàn toàn có thể giúp trẻ tự đi tìm câu trả lời thông qua những câu hỏi dạng: “Con nghĩ gì về điều này?”, “Con có ý tưởng gì không?”… Sau khi nhận được ý kiến của trẻ, hãy dành những lời khích lệ cho dù đáp án đó đúng hay sai. Cha mẹ hoàn toàn có thể kéo dài quá trình tìm hiểu sự việc của trẻ bằng cách hỏi thêm lý do tại sao trẻ đưa ra nhận

BẢO VỆ CON KHỎI CÁC MỐI NGUY TRÊN INTERNET

                                    BẢO VỆ CON KHỎI CÁC MỐI NGUY TRÊN INTERNET

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 6 – 11 TUỔI

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA TRẺ TỪ 6 – 11 TUỔI 1)  Độ tuổi 6 – 7 Khoảng thời gian 6-7 tuổi là thời gian trẻ bắt đầu hình thành tư duy có tính hình tượng rõ rệt. Ví dụ: nói đến con mèo, trẻ chỉ nghĩ ngay đến con mèo nhà mình chứ không có khái niệm chung chung về mèo. Trong giai đoạn này, khả năng tưởng tượng và hội họa của trẻ phát triển rõ rệt, từ việc trẻ chỉ biết vẽ theo bản năng mà không cụ thể là hình tượng gì cho đến thể hiện được cụ thể một vật thể nào đó gần gũi với trẻ, thậm chí một số bạn còn có thể đặt tên cho bức tranh. Đây chính là dấu mốc khởi đầu cho sự sáng tạo của trẻ. Tư duy sơ đồ và tư duy logic cũng được nảy nở khi trẻ liên tục đặt những câu hỏi “cái gì”, “tại sao”, “như thế nào”. Trẻ cũng dần có khái niệm về thời gian ngày, tuần, tháng, không gian, hình dáng và màu sắc. 2) Độ tuổi 8-9 Đến giai đoạn 8-9 tuổi, trẻ có thể ghi nhớ, học thuộc lòng các thông tin dù chưa hiểu sâu về chúng, có thể giữ được mạch tư duy và tiếp tục suy nghĩ ngay cả khi bị g